Loài hoa Lan vốn được biết đến là một trong những dòng hoa cực đẹp, nhưng cũng rất khó chăm sóc và đòi hỏi sự kiên nhẫn của người chơi hoa. Trong vô vàn các dòng lan thì “Hoa địa lan” vốn được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa lan, vì vậy dân chơi hoa thường ưu ái gọi đây là “Hoa lan Nữ hoàng”. Song song với vẻ đẹp thì đây cũng là dòng hoa khó chăm sóc, để có cách trồng hoa địa lan đúng chuẩn kỹ thuật, giúp hoa lên nở to và đẹp thì cần vô cùng nhiều quá trình nhỏ bé, phức tạp phía sau.
Tuy nhiên, khi lỡ say đắm vẻ đẹp của “Hoa địa lan” thì dường như khó có ai thoát ra được, việc chăm sóc hay cách trồng hoa địa lan dù phức tạp nhưng vẫn được nhiều người tìm hiểu để tô điểm cho thiên nhiên trong căn hộ của mình. Vậy hoa địa lan có nguồn gốc từ đâu, ẩn chứa những điều gì phía sau những cánh hoa rực rỡ, cách chăm sóc và cách trồng “hoa địa lan” như thế nào, có cần lưu ý gì không? Hiểu được nỗi băn khoăn, lo lắng của những người yêu hoa, quý độc giả hãy cùng WildDaisy.vn tìm hiểu về loài hoa này cũng như chia sẻ tới mọi người cách chăm sóc và cách trồng hoa địa lan tại nhà chuẩn kỹ thuật nhất.
Giới thiệu về loài hoa địa lan
Nguồn gốc loài hoa địa lan
Hoa địa lan vốn là một loại thực vật nằm trong họ Lan (Orchid), tên theo khoa học của loài hoa này là Cymbidium Sinense. Trong ba loại thực vật quý hiếm nhất gồm: đại hoàng, hoàng điểm và hoàng vũ. Thì Hoa địa lan được mệnh danh là loài thực vật quý hiếm nhất trong bộ ba.

Cymbidium Sinense hay Hoa địa lan được tìm thấy lần đầu tiên tại vùng núi Tây Nam của Trung Quốc. Do sở hữu thân cây ưa những vùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới nên Hoa địa lan đã được du nhập qua nhiều quốc gia khác nhau. Loài Hoa địa lan đầu tiên của Việt Nam có tên là “Hoa địa lan hoàng vũ”, tỉnh Nam Định là nơi đầu tiên lai tạo và sử dụng công nghệ để mang tới cách trồng hoa địa lan chuẩn nhất cho mọi người.
Tham khảo những mẫu Bình Hoa Khô Để Bàn đẹp tại Wild Daisy
Đặc điểm của loài hoa địa lan
Hoa địa lan vốn là dòng hoa thuộc giống cây thân thảo có tuổi thọ cao, chiều cao trung bình thường từ 0,5 – 1,5 m. Rễ của loài hoa này rất mềm, có dạng hình trụ màu tro nhạt, sở hữu kích thước phần rễ to và mập mạp, Hoa địa lan sẽ phát triển mạnh mẽ và có khả năng phân nhánh.
Khi được chăm sóc và có một cách trồng hoa địa lan đúng, dòng lan này sẽ sở hữu thân ngắn, phình to giống củ hành để đảm nhiệm chức năng dự trữ nước và cung cấp chất dinh dưỡng nuôi hoa.

Hoa địa lan thường mọc ra từ thân giả, với mỗi nhánh là 10-12 bông hoa đơn, tất cả bông hoa đều có dạng hình cánh bướm, cấu tạo đơn giản như các bông hoa khác gồm 3 đài hoa, 3 cánh hoa và 1 nhụy đài. Bên cạnh những bông hoa thì sắc xanh được tô điểm đó chính là lá địa lan, có hình dạng thuôn dài, nhọn về phần đuôi. Phía dưới của lá đối diện được ôm khít vào nhau, mép lá phẳng có đốt và răng cưa mọc theo chùm tầm 6-10 lá đơn được xếp chồng lên nhau.
Có nhiều cách trồng hoa địa lan mang tới những màu sắc rực rỡ như đỏ, vàng, trắng, tím…và có kích thước nhỏ hơn so với các dòng hoa lan khác. Việc lai tạo và chăm bón đúng kỹ thuật sẽ mang tới cành hoa cao vượt trội, số lượng mỗi bông hoa trên cành, màu sắc và thời gian tươi tốt cũng được căn chỉnh theo nhu cầu của người trồng lan.
Trung bình cuối mùa xuân trong giai đoạn từ tháng 2 tới tháng 3, là thời điểm hoa địa lan nở rộ, tuổi thọ từ 1-2 tháng. Nếu chăm sóc và có cách trồng hoa địa lan chuẩn thì cây sẽ có sức đề kháng chống lại sâu bệnh tốt, gia tăng tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh và có thể chơi được từ 3-4 tháng.
Ý nghĩa các dòng hoa địa lan
Hoa địa lan vốn được xem là biểu tượng của sự thanh lịch, quý phái, với xuất thân hoang dại từ núi rừng người ta ví Hoa địa lan như “nữ hoàng của các loài lan”. Dòng lan này thường được dùng để trang trí trong gia đình, sử dụng làm quà tặng cho bạn bè, người thân vào những dịp đặc biệt. Việc sở hữu một chậu lan trong không gian giúp chúng ta giảm bớt căng thẳng, tạo thêm tính sáng tạo và hứng thú giúp hiệu suất công việc được cải thiện.
Ngoài sở hữu vẻ đẹp có tính thẩm mỹ cao, Hoa địa lan còn được xem là loài hoa của phong thủy. Về mặt phong thủy Hoa địa lan giúp gia chủ làm ăn phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn. Nguồn gốc điều này xuất hiện từ xa xưa, bởi nhờ vẻ đẹp cao quý của bản thân Hoa địa lan được rất nhiều vương tôn quý tộc, công chúa, hoàng tử vô cùng yêu thích và chiêm ngưỡng.

Chính những ý nghĩa sâu sắc do Hoa địa lan mang lại, người Việt Nam đã sử dụng nó để trang trí, biếu tặng nhằm mục đích thay cho lời chúc phát tài, phát lộc, an khang thịnh vượng, cuộc sống dồi dào cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Nhờ khả năng lai tạo và cách trồng hoa địa lan chuẩn kỹ thuật mà dòng hoa này có tới 48 loại màu khác nhau, sự đa dạng giúp bạn hoàn toàn có thể chọn lựa theo đúng nhu cầu và mong muốn của mình. Tuy nhiên, trong 48 màu thì chỉ có 4 màu hoa phổ biến và được dân chơi hoa lan yêu thích nhất đó là: Hoa địa lan đỏ, Hoa địa lan trắng, Hoa địa lan vàng và Hoa địa lan tím.
Tìm hiểu thêm về Cách Trồng Hoa Đậu Biếc
Hoa địa lan màu đỏ
Màu đỏ của Hoa địa lan là một màu rất hiếm có và được rất nhiều người ưa thích. Trước đây, sắc hoa này rất khó tìm và được bảo vệ nghiêm ngặt, thì giờ đây nhờ cách trồng hoa địa lan theo kỹ thuật tân tiến, Hoa địa lan màu đỏ đã được phổ biến và lai trồng rộng rãi. Không chỉ có sức đề kháng tốt hơn so với màu hoa cùng dòng khác, Hoa địa lan còn giúp cân bằng được khí thải độc và hạn chế được những tấn công rủi ro từ môi trường bên ngoài gây ảnh hưởng tới chất lượng hoa. Và theo quan niệm của người Việt, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, sức mạnh và quyền lực. Nên đây cũng là lý do màu sắc này vô cùng được ưa chuộng tại thị trường hoa lan ở Việt Nam.

Hoa địa lan màu trắng
Màu trắng vốn là màu của sự thuần khiết, trong trẻo ở giai đoạn tuổi trẻ và tràn đầy sức sống. Và với hoa địa lan màu trắng, ý nghĩa ở đây chính là gặp may mắn về tài lộc, công việc và có sức khỏe dồi dào, khỏe khoắn.
“Alt: Cách trồng hoa địa lan trắng sắc màu tinh khôi, tươi tắn”
Hoa địa lan màu tím
Màu tím vốn là một màu sắc dễ dàng được lai tai và trồng trọt, ban đầu khi thử nghiệm giống do cách trồng hoa địa lan chưa đúng nên hoa có màu tím đậm nhìn quá rực rỡ. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu nhiều lần giờ đây sắc tím của hoa địa lan đã trở nên nhã nhặn và đẹp mắt vô cùng. Đây cũng là một trong những màu sắc dễ chăm nhất của Hoa địa lan, bạn chỉ cần đặt chúng ở những nơi râm mát và tưới nước từ 1-3 lần/ ngày tùy thời tiết giúp cây có thể ra hoa thường xuyên, liên tục. Ngoài ra, với vẻ đẹp quý phái sang trọng, Hoa địa lan là một lời nhắn gửi gia chủ sắp gặp được nhiều may mắn về tình cảm gia đình, hôn nhân trong cuộc sống.

Hoa địa lan màu vàng
Màu vàng của Hoa địa lan là sắc hoa dễ lai ghép nhất, với cách trồng hoa địa lan chuẩn sẽ mang tới một màu vàng tươi chủ đạo có nhưng vân lốm đốm cam, đỏ, nâu…ở giữa bông hoa. Dòng Hoa địa lan vàng có tuổi thọ 8-10 tuần, dù dễ lai tạo nhưng một năm hoa sẽ chỉ nở đúng một lần vào mùa xuân. Hoa địa lan màu vàng chính là biểu tượng của tài lộc, phú quý và những may mắn hay niềm vui cho gia chủ.

Cùng Wild Daisy tìm hiểu: Hoa Khô Là Gì
Cách trồng hoa địa lan và hướng dẫn chăm sóc
Cách trồng hoa địa lan
Để có một cách trồng hoa địa lan chuẩn kỹ thuật giúp ra hoa đều và đẹp mắt, người chơi lan cần lưu ý kỹ 3 yếu tố cần thiết sau đây.
Đất trồng Hoa địa lan
Để áp dụng công thức cách trồng hoa địa lan, đầu tiên bạn cần phải chọn loại đất có độ mùn và phù sao cao, độ ẩm không được thay đổi và ph không tăng cao khi sử dụng. Điều này, khiến cho cây bị ảnh hưởng không phát triển được khỏe mạnh. Ngoài ra, một cách tạo nền đất tốt khi trồng Hoa địa lan đó là sử dụng bùn ao đã phơi khô theo cách như sau:
- Đập nhỏ bùn ao ra với kích thước từ 1 – 1,5 cm
- Trộn chung với các nguyên vật liệu khác theo tỷ lệ: 3 đất 1 bùn ao
- Sau đó kết hợp với 3 phân chuồng được ủ mục cùng 2 xơ dừa đã qua xử lý, kèm theo 1 vỏ trấu, 0,5 phân trùn quế và 0,5 vôi bột.
Áp dụng trộn theo tỷ lệ chuẩn từ cách trồng hoa địa lan đúng cách, đem ủ ở nơi thoáng mát tầm 10-15 ngày, sau đó đem phơi thêm 1 tuần để tiêu diệt những mầm bệnh có thể gây hại cho cây. Qua các bước này, chúng ta sẽ có một lượng đất trồng Hoa địa lan vô cùng phì nhiêu, chứa nhiều chất dinh dưỡng.
Chậu dùng trồng Hoa địa lan
Ngoài việc lựa đất cho cây, chúng ta muốn trồng cũng như áp dụng công thức cách trồng hoa địa lan chuẩn, thì việc lựa chọn chậu trồng Hoa địa lan cũng rất quan trọng. Lưu ý khi chọn phải là các chậu có size vừa với kích thước của cây, không nên dùng chậu quá to hoặc quá nhỏ. Một lần nữa xin nhắc lại, để cây có thể phát triển nhanh và hạn chế được khả năng sâu bệnh nhất hãy dùng công thức cách trồng hoa địa lan để trộn tỷ lệ đất, và trồng cây trong chậu làm từ đất nung hoặc vỏ dừa.
Với chậu trồng Hoa địa lan khi mới được mua về, bạn hãy rửa sạch với nước, dùng khăn ẩm và nước xà phòng được pha loãng để lau rửa cho chậu, sau đó hãy đem phơi thật khô trước khi trồng cây, đảm bảo Hoa địa lan sẽ lớn nhanh và ra hoa thật đẹp nhé.
Kỹ thuật trồng Hoa địa lan
Từ cách trồng hoa địa lan theo phương pháp kỹ thuật được chọn lọc, chúng ta sẽ có vài bước trồng hoa như sau:
- Bước 1: Cho đất đã được tuyển chọn vào ⅓ chậu cây, rồi đặt Hoa địa lan vào. Lưu ý, phải giữ thân cây nằm ở giữa chậu, phía trung tâm. Hướng thân cây được tỏa nhánh ở mọi phía để hoa được cân đối nhất.
- Bước 2: Giữ lan cố định vị trí bằng tay, và lấp đất ngập gần tới miệng chậu. Sau đó, dùng tay giữ Hoa địa lan ấn nhẹ để phần gốc có độ bám chắc chắn.
- Bước 3: Dùng vỏ trấu phủ một lớp lên bề mặt đất trồng lan, bỏ thêm rêu nước hoặc vụn xỉ than lên miệng chậu.
- Bước 4: Dùng vòi nước tươi vào chậu để đất có độ ẩm, dùng bình phun sương để loại bỏ các vết bẩn ở lá trong quá trình trồng cây.
- Bước 5: Đặt chậu Hoa địa lan lên cao hoặc nơi thoáng mát, hạn chế để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Hướng dẫn chăm sóc hoa địa lan
Với vẻ đẹp và tính tình đỏng đảnh, một trong những cách trồng hoa địa lan giúp ươm trồng thành công, đó là phải chú ý chăm sóc hoa một cách cẩn thận. Dưới đây là 3 điều cần lưu ý khi trồng Hoa địa lan.
Cung cấp nước cho Hoa địa lan
Cách trồng hoa địa lan chuẩn là khi chăm sóc, tuyệt đối không để đất trồng hoa có độ ẩm quá cao hoặc quá thấp. Điều này, có thể khiến Hoa địa lan bị chết khô, thối gốc, tùy thuộc vào kích thước của Hoa địa lan mà lượng nước sẽ nhiều hoặc ít. Nhưng độ ẩm lý tưởng của loài hoa này sẽ rơi vào 70-85% phụ thuộc vào kích thước chậu cây và rễ của hoa.
Một điều nữa cần chú ý, từng giai đoạn phát triển của Hoa địa lan thì lượng nước cung cấp sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Khi hoa nở, lượng nước cần vừa phải, nếu quá tay sẽ khiến quá trình trao đổi chất tăng mạnh, khiến Hoa địa lan phát sinh nấm bệnh, tuổi thọ và giá trị của hoa bị giảm sút. Còn nếu cung cấp quá ít nước, Hoa địa lan sẽ khó nở hoa, dẫn tới hiện tượng rụng nụ, rụng hoa, thời gian ra hoa sẽ lâu và bị cản trở. Một cách kiểm tra xem cây có đủ độ ẩm hay không để căn chỉnh lượng nước, nếu như chạm vào đất có độ mát, hơi ẩm ướt thì nên tưới từ 1- 2 lần/ ngày, còn đất hơi khô và vón thì nên tưới từ 2-3 lần/ ngày cho phù hợp nhé.
Bón phân và cung cấp dinh dưỡng cho Hoa địa lan
Giai đoạn đầu khi cây bắt đầu phát triển, một trong các phương pháp về cách trồng hoa địa lan chuẩn kỹ thuật, đó là bổ sung thêm dinh dưỡng cho Hoa địa lan bằng cách: hòa tan phân đạm NPK với nước sạch theo tỷ lệ 1:3, hỗn hợp dung dịch này sẽ dùng để tưới cho cây với tần suất 2 tuần/ lần. Ngoài ra, có thể bón thêm cho Hoa địa lan các loại phân vô cơ và hữu cơ theo tỷ lệ: 20:20:20 như NPK, Kali, Canxi,…
Lưu ý, thời điểm bón phân nên vào buổi chiều tối, dừng bón cho hoa khi nhiệt độ bị hạ thấp, nhiệt độ cũng là một phần yếu tố tác động lên khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của hoa.
Phòng ngừa bệnh cho Hoa địa lan
Và một lưu ý cuối cùng để có cách trồng hoa địa lan đúng cách đó là phòng ngừa bệnh cho hoa. Tùy vào dòng hoa lai tạo và màu sắc, sẽ có những loài hoa ít nhiễm bệnh hơn trong quá trình sinh trưởng. Tuy nhiên, dù đã có cách trồng hoa địa lan chuẩn nhưng vẫn cần lưu tâm khi chăm sóc, nếu không đúng Hoa địa lan sẽ gặp các bệnh như đốm nâu, thán thư, thối rễ cây,…
Vì vậy, khi trồng Hoa địa lan, bạn cần chú ý các chỉ số nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và dinh dưỡng được truyền tới hoa phải đạt ngưỡng cân bằng. Bên cạnh đó, ngừa bệnh cho hoa bằng cách phun các thuốc diệt nấm, diệt sâu bọ…Và nên thay chậu hoặc cắt tỉa những lá cây xấu, lá vàng để hạn chế Hoa địa lan bị nhiễm bệnh bạn nhé.
Các loài hoa từ lâu đã trở thành một thú vui tinh thần trong lòng những người yêu hoa, hy vọng với những chia sẻ phía trên quý độc giả phần nào đã hiểu được về cách trồng hoa địa lan và chọn cho mình giống hoa yêu thích để tự trồng và chăm sóc tại nhà. Nếu thấy thích thú và không muốn bỏ qua những bài viết hay về các loại hoa hãy bấm theo dõi, để lại bình luận ủng hộ cho WildDaisy.vn để chúng tôi có thể đưa ra nhiều bài viết thú vị nhé.