Hoa cẩm tú cầu – Ý nghĩa, cách trồng & chăm sóc để ra hoa chuẩn nhất

Từ lâu, các loài hoa đã mang trong mình những giá trị vô cùng to lớn trong tình yêu và cuộc sống của con người. Không chỉ mang đến vẻ đẹp cùng hương thơm ngào ngạt mà mỗi một loài hoa còn thể hiện một thông điệp, một ý nghĩa riêng biệt. Hiện nay, trồng hoa được coi là một thú vui tao nhã. Những bông hoa nở rộ sẽ giúp bạn xóa tan mọi phiền muộn sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Trong đó, hoa cẩm tú cầu là một trong những loài hoa được nhiều người yêu thích và dùng để trang trí cho ngôi nhà của mình bởi cách trồng hoa cẩm tú cầu rất dễ dàng và chúng có khả năng chịu được hầu hết mọi loại đất.

Những cánh hoa cẩm tú cầu nhỏ xíu, mỏng manh, mỗi bông hoa là tập hợp của những bông hoa nhỏ. Mỗi khi đến mùa hoa nở, cẩm tú cầu nở thành từng chùm với rất nhiều màu sắc khác nhau vô cùng rực rỡ. Có lẽ vì thế, hoa cẩm tú cầu được mệnh danh là loài hoa đẹp nhất trong tất cả các loài hoa. Vậy hoa cẩm tú cầu có ý nghĩa gì, cách trồng hoa cẩm tú cầu như thế nào để cho ra những bông hoa đẹp nhất, mang màu sắc theo ý muốn cũng như cần lưu ý những điều gì. Hãy cùng Cửa hàng hoa khô Wild Daisy tìm hiểu và quy trình trồng và chăm sóc hoa cẩm tú cầu trong bài viết dưới đây nhé!

Ý nghĩa của hoa cẩm tú cầu

Với vẻ đẹp thơ mộng, hoa cẩm tú cầu dễ dàng thu hút mọi ánh nhìn. Điểm nổi bật của loài hoa này đó là trên cùng một bông hoa có sự đổi màu, từ xanh ngọc đến xanh lam, hồng phớt, tím nhạt đến tím đậm. Chính nhờ độ pH của đất cùng với cách trồng hoa cầu tú cầu chuẩn kỹ thuật đã giúp cho chúng có sự chuyển màu kỳ diệu đến vậy. Mỗi màu sắc của hoa đều mang trong mình một ý nghĩa khác nhau.

Cách trồng hoa cẩm tú cầu với nhiều màu sắc rực rỡ
Cách trồng hoa cẩm tú cầu với nhiều màu sắc rực rỡ

Hoa cẩm tú cầu trắng

Màu trắng tượng trưng cho sự trong sáng, thuần khiết, trong sáng và ngây thơ. Đồng thời, nó còn mang ý nghĩa thể hiện cho sự giàu cũng như sự kiêu ngạo và tự mãn về sắc đẹp của mình.

Hoa cẩm tú cầu tím

Hoa cẩm tú màu tím tượng trưng cho sự khao khát và thấu hiểu giữa hai người. Thêm vào đó, nó còn là biểu tượng của sự thịnh vượng và giàu có về mặt tài chính. Vì vậy có thể nói màu hoa này phù hợp để tặng cho mọi người cũng như trang trí trong ngôi nhà của bạn

Hoa cẩm tú cầu hồng 

Cách trồng hoa cẩm tú cầu màu hồng - Biểu tượng của sự lãng mạn
Cách trồng hoa cẩm tú cầu màu hồng – Biểu tượng của sự lãng mạn

Hoa cẩm tú cầu màu hồng thường được dùng trong lễ cưới, ngày Valentine, các ngày kỷ niệm tình yêu bởi chúng tượng trưng cho tình cảm chân thành, hạnh phúc trong hôn nhân và sự lãng mạn

Hoa cẩm tú cầu xanh 

Cách trồng hoa cẩm tú cầu màu xanh tượng trưng cho sự hy vọng những điều tốt đẹp
Cách trồng hoa cẩm tú cầu màu xanh tượng trưng cho sự hy vọng những điều tốt đẹp

Nếu bạn đang tìm cách để làm hòa với một ai đó, hãy gửi ngay một bó cẩm tú cầu màu xanh để thay cho lời xin lỗi và sự hối hận. Chắc chắn người đó tha thứ cho bạn.

Kỹ thuật trồng hoa cẩm tú cầu

Nên trồng hoa cẩm tú cầu vào mùa nào

Nhờ cách trồng hoa cẩm tú cầu với kỹ thuật tân tiến, cẩm tú cầu có thể ra hoa quanh năm. Tuy nhiên thời gian mà hoa nở đẹp và rực rỡ nhất là vào khoảng tháng 3 – tháng 5. Bởi vậy, thời điểm thích hợp để trồng hoa là từ tháng 10 trở đi. Nên trồng vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, thời tiết dễ chịu để hoa mới trồng không bị mất nước và khô héo.

Yêu cầu về đất trồng

Hoa cẩm tú cầu phát triển mạnh mẽ trong điều kiện đất màu mỡ, tơi xốp và có độ ẩm cao. Đối với đất tự nhiên hoặc đất nghèo dinh dưỡng thì cần phải bổ sung thêm dưỡng chất bằng cách trộn lẫn trấu hoặc xơ vào trong đất rồi mới tiến hành trồng. Một điều cần lưu ý nữa trong cách trồng hoa cẩm tú cầu đó chính là chúng không thể sống và phát triển khi đất bị đọng nước lâu, vậy nên bạn hãy đảm bảo đất trồng phải có khả năng thoát nước thật tốt.

Các điều kiện về nhiệt độ và ánh sáng

Cách trồng hoa cẩm tú cầu trong điều kiện khí hậu tốt nhất
Cách trồng hoa cẩm tú cầu trong điều kiện khí hậu tốt nhất

Tại Việt Nam, cẩm tú cầu thường được trồng nhiều nhất tại Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo,… những nơi có khí hậu mát mẻ, se lạnh. Bên cạnh đó, chúng khá ưa ánh sáng tự nhiên tuy nhiên bạn cần tránh để hoa trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời gay gắt vào mùa hè. Để tốt nhất cho cây, cung cấp đủ ánh nắng vào buổi sáng và để cây ở trong bóng râm một phần từ buổi trưa và chiều để hoa được phát triển một cách tốt nhất.

Cách trồng hoa cẩm tú cầu

Cách trồng hoa cẩm tú cầu bằng hạt

Bước 1: Tìm hạt giống

Bạn có thể thu thập hạt giống từ những cây hoa cẩm tú cầu có sẵn hoặc mua tại các cửa hàng giống cây trồng.

Bước 2: Tiến hành gieo trồng

Với cách trồng hoa cẩm tú cầu này thì bạn cần gieo trực tiếp hạt giống lên trên bề mặt đất sau đó tưới phun sương để giữ ẩm mà không bị trôi đất, giúp hạt giống nảy mầm nhanh chóng.

Bước 3: Đặt vị trí trồng thích hợp

Sau khi gieo hạt, bạn cần đặt chậu tại nơi có nhiều ánh sáng do hạt cây cẩm tú cầu đòi hỏi ánh sáng mặt trời để nảy mầm. Tuy nhiên bạn nên tránh đặt dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp. Hạt sẽ nảy mầm thành cây con sau 10 – 14 ngày và lớn thành cây con. 

Cách trồng hoa cẩm tú cầu bằng cành

Bước 1: Cắt đoạn

Chọn cành có nhiều búp, vỏ đã ngả sang màu gỗ, lá tươi tốt, dài khoảng 30-40cm. Sau đó cắt bớt phần búp và lá ở phía dưới và đem ngâm trong nước khoảng 6-7 giờ để kích thích cành mau ra rễ. 

Bước 2: Cố định cành giâm

Cắm cành giâm vào đất ẩm, chú ý nghiêng cành 30 độ. Tiếp đó, dùng cọc tre buộc cố định lại để tránh bị lung lay, đem ra chỗ có nắng nhẹ.

Bước 3: Trồng cây vào chậu

Với cách trồng hoa cẩm tú cầu này, sau khoảng 1 tháng cành giâm sẽ bắt đầu mọc nhiều lá mới và khi cây con cứng cáp thì đem trồng vào chậu cố định. Tưới nước và chăm sóc để cây hoa phát triển nhanh chóng và sinh trưởng tốt nhất.

Khi cây con phát triển khỏe mạnh, mọc 3 – 4 lá thì cây con vào chậu cố định. Tiếp tục đặt chậu cây ở nơi chứa nhiều nắng, duy trì nhiệt độ và độ ẩm ổn định đến khi cây trưởng thành và ra hoa.

👉👉👉 Có thể bạn cũng quan tâm về: Bó hoa khô đẹp

Mẹo chăm sóc hoa cẩm tú cầu

Tưới nước

Để đảm bảo độ ẩm thích hợp và giúp cây phát triển tốt nhất, bạn cần phải tưới nước cho cây thường. Cách trồng hoa cẩm tú cầu chuẩn nhất là bạn nên tưới nước vào buổi sáng để cây có đủ nước cho cả một ngày và phòng tránh được bệnh tật gây hại. 

Tùy vào điều kiện thời tiết cũng như tình trạng của cây mà điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp. Vào mùa khô, bạn cần chú ý tưới nhiều nước hơn để tránh rễ cây cẩm tú cầu bị thiếu nước. Cách trồng hoa cẩm tú cầu tốt nhất vào mùa mưa là giảm lượng nước để đất không bị đọng nước khiến cây bị ngập úng. Khi cây có dấu hiệu héo thì cần bổ sung nước ngay để cây có thể hồi sức, tránh ảnh hưởng đến khả năng ra hoa.

Bón phân

Bạn không nên lạm dụng quá nhiều phân bón vì chúng sẽ kích thích lá cây phát triển nhanh hơn và làm giảm khả năng ra hoa. Nếu bạn đã chuẩn bị đất trồng giàu dinh dưỡng trước khi trồng cẩm tú cầu thì bạn có thể không cần phải bón thêm phân cho cây nữa. Với cách trồng hoa cẩm tú cầu đúng kỹ thuật, bạn có thể bổ sung thêm một lớp phân hữu cơ để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây và giúp tăng độ ẩm cho đất trồng.

Cắt tỉa cành

Cắt tỉa cành là một trong những kỹ năng quan trọng trong cách trồng hoa cẩm tú cầu bởi nó ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của cây. Nếu cắt tỉa muộn hoặc không cắt tỉa thì có thể cây sẽ không có hoa. Thời điểm lý tưởng để cắt tỉa cành vào khoảng tháng 3 – tháng 4, thời điểm muộn nhất là vào cuối mùa đông để cây tạo ra các chồi mới vào mùa xuân và cho ra những bông hoa tú cầu đẹp nhất.

Một điều cần lưu ý khi cắt tỉa cành đó là không nên cắt tỉa quá nhiều vì điều này cũng có thể khiến cây ra ít hoa vào năm sau. Khi tỉa cảnh nên dựa vào chiều cao của cây để cắt tỉa sao cho phù hợp.

Phòng sâu bệnh hại

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” – đây là một nguyên lý cơ bản từ trước tới nay. Tuy hoa cẩm tú cầu rất ít khi bị sâu bệnh nhưng khi nhiễm bệnh chúng sẽ trở nên còi cọc và kém phát triển. Vì vậy, để phòng tránh sâu bệnh hại, trước tiên chúng ta cần chọn giống cây trồng khỏe mạnh và có khả năng kháng bệnh. 

Hoa cẩm tú cầu có thể bị tấn công bởi các loài côn trùng gây hại như rệp, ve nhện đỏ. Bên cạnh đó, có một số bệnh thường thấy trên hoa cẩm tú cầu là: bệnh phấn trắng, đốm lá và héo lá. Vì vậy, cần lưu ý trong cách trồng hoa cẩm tú cầu và chăm sóc cẩn thận, thường xuyên kiểm tra để phát hiện sâu bệnh kịp thời và có các biện pháp xử lý nhanh chóng tránh để lây sang những cành lá khỏe mạnh khác.

Làm thế nào để thay đổi màu sắc của hoa cẩm tú cầu

Điều thú vị trong cách trồng hoa cẩm tú cầu là chúng có thể đổi màu tùy thuộc vào độ pH của đất trồng. Nếu muốn đổi màu cho hoa cẩm tú cầu thì bạn có thể áp dụng những cách trồng hoa cẩm tú cầu đơn giản sau đây:

  • Nếu bạn thích hoa cẩm tú cầu có màu xanh lam thì hãy trồng trong đất chua có độ pH <6. Nếu đất trồng của bạn đang có độ pH > 6 thì hãy thêm lưu huỳnh, nhôm hoặc dung dịch clorua để giảm độ ph của đất.
  • Để hoa cẩm tú cầu có màu tím hồng đến hồng đậm thì đất cần có độ bazơ cao (độ pH từ 6,5 – 7) bằng cách sử dụng lượng vôi bột vừa phải bón vào đất.

Lưu ý khi trồng hoa cẩm tú cầu

Cây hoa cẩm tú cầu là loài cây có chứa độc tố ở tất cả các bộ phận của cây. Độc tố của hoa cẩm tú cầu có thể gây ngộ độc cùng với các triệu chứng khác như: nôn mửa, thở gấp, tiêu chảy ở người khi chẳng may ăn phải chúng. Nếu ăn nhiều và không kịp thời phát hiện sớm thì có thể gây hôn mê, rối loạn tuần hoàn máu và những hậu quả khó lường khác. Đặc biệt, phấn hoa của hoa cẩm tú cầu cũng có thể gây dị ứng. Vì vậy, trước khi trồng cây hoa cẩm tú cầu, bạn nên tìm hiểu thật kỹ nhé. 

Trong bài viết trên, Wild Daisy đã chia sẻ chi tiết các thông tin về ý nghĩa, kỹ thuật, cách trồng và chăm sóc hoa cẩm tú cầu. Hy vọng bạn có thể tham khảo và áp dụng cách trồng hoa cẩm tú cầu thành công. Đừng quên theo dõi, ủng hộ WildDaisy.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị và hữu ích hơn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

096.96.13.619